Wednesday, 11/10/2023 | 4:47:35
Chính phủ chính thức trình Quốc hội 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần
Trong tờ trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chính phủ đã báo cáo xin ý kiến Quốc hội về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung – Ảnh: GIA HÂN
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã ký tờ trình gửi Quốc hội về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Dự luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6 tới đây.
Trong tờ trình, Chính phủ tiếp tục trình 2 phương án liên quan bảo hiểm xã hội một lần.
Chia thành 2 nhóm hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Với phương án 1, quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần với hai nhóm người lao động khác nhau.
Nhóm 1: Người lao động đã tham gia trước khi luật sửa đổi có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm, có nhu cầu được nhận một lần.
Nhóm 2: Người lao động bắt đầu tham gia từ khi luật sửa đổi có hiệu lực trở đi (dự kiến 1-7-2025) không được nhận một lần.
Chỉ giải quyết hưởng một lần trong các trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng…
Về ưu điểm, Chính phủ cho rằng phương án này dần dần từng bước khắc phục được tình trạng hưởng một lần.
Theo dữ liệu, trong những năm đầu số người hưởng không giảm nhiều, nhưng càng những năm sau giảm càng nhiều, từ năm thứ 5 trở đi sẽ giảm nhanh…
Trong ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia so với phương án 2, nhưng trong dài hạn tối ưu hơn.
Bên cạnh đó, do quy định không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia nên sẽ dễ nhận được sự đồng thuận hơn.
Tuy nhiên, theo Chính phủ, vẫn có nhược điểm là do chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia từ ngày luật có hiệu lực nên hơn 17,5 triệu người lao động đang tham gia vẫn có quyền chọn hưởng một lần.
Do vậy, số người hưởng một lần không giảm nhiều, đặc biệt trong những năm đầu sau khi luật mới có hiệu lực. Đồng thời tạo sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi luật này có hiệu lực trong việc hưởng một lần.
Chỉ được rút tối đa không quá 50%
Với phương án 2, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Thời gian đóng còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ.
Chính phủ cho rằng với phương án này, ưu điểm đảm bảo đúng tinh thần nghị quyết 28, hài hòa quyền lợi trước mắt của người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài.
Mặc dù số người hưởng một lần có thể không giảm nhiều so với hiện hành, nhưng khi người lao động hưởng cũng không hoàn toàn ra khỏi hệ thống do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại (không ảnh hưởng tới số người tham gia).
Người lao động khi tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đóng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội với quyền lợi hưởng cao hơn, có nhiều cơ hội hơn để đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu…
Theo Chính phủ, đây là phương án vừa đáp ứng được nhu cầu nhận một lần của người lao động trong thời điểm hiện tại, song cũng đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định của hệ thống, quyền lợi trong dài hạn.
Tuy nhiên, nhược điểm chưa giải quyết triệt để việc rút một lần theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.
Người lao động đã giải quyết một phần thời gian đóng, chỉ còn bảo lưu lại được một phần thời gian đóng nên sẽ ảnh hưởng tới việc thụ hưởng các chế độ (thời gian đóng ngắn) khi tiếp tục tham gia.
Người lao động không được giải quyết hưởng một lần trên toàn bộ thời gian đóng nên có cảm giác bị giảm quyền lợi trước mắt.
Đồng thời, có thể xuất hiện tình trạng gia tăng người lao động đề nghị hưởng một lần trước khi luật có hiệu lực thi hành. Bên cạnh đó, theo phương án này, tình trạng hưởng một lần khi còn trẻ (chưa đến tuổi nghỉ hưu) sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương lai.
Đây là vấn đề lớn, hết sức nhạy cảm, phức tạp, do đó Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội đối với 2 phương án nêu trên.
Theo Thành Chung
https://tuoitre.vn/chinh-phu-chinh-thuc-trinh-quoc-hoi-2-phuong-an-rut-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-20231011104438158.htm
Tin liên quan
- An Phước đồng hành cùng người bệnh
- Biển đảo quê hương
- Bình Thuận nông thôn mới
- Bình Thuận điểm hẹn xanh
- Câu chuyện nông nghiệp
- Công thương
- Cải cách hành chính
- Du lịch Bình Thuận
- Hộp thư nông nghiệp
- Kinh tế thủy sản
- Mỗi xã một sản phẩm
- Nhịp sống trẻ
- Nông vụ Bình Thuận
- Phát triển cùng nông dân
- Phòng chống tác hại thuốc lá 2023
- Sống đẹp
- Tam nông bốn nhà
- Tin nhanh 3N
- Trailer
- Trang địa phương
- Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người dân
- Tài nguyên và môi trường
- Tín dụng chính sách xã hội
- Tạp chí sức khỏe
- VNLITE - Thắp sáng ước mơ
- Vươn khơi bám biển
- Ý Đảng lòng dân
- An ninh Bình Thuận
- Biển đảo Việt Nam
- Bình Thuận ngày mới
- Bình Thuận quê hương tôi
- Bạn nhà nông
- Bản tin an toàn giao thông
- Bốn phương kỳ thú
- Ca nhạc
- Chuyển đổi số - CCHC - Đảng trong cuộc sống
- Chương trình ca nhạc tuổi thơ
- Câu chuyện truyền thanh
- Cải cách hành chính
- Du lịch Bình Thuận
- Dân tộc miền núi
- Giai điệu cảm xúc
- Giai điệu phương nam
- Giao thông - Pháp Luật - Cuộc sống
- Giáo dục - Y tế - Sức khỏe
- Giáo dục học đường
- Góc nhìn cuộc sống
- Kiến thức nhà nông
- Kiến thức pháp luật
- Music Zone
- Mẹ và bé
- Mỗi tuần ý tưởng
- Người cao tuổi
- Ngược dòng thời gian
- Nhạc Việt Nam
- Niềm vui cho em
- Niềm vui cho em - Học đường - Ý tưởng
- Nông thôn - Nông nghiệp - Nông dân
- Pháp luật và cuộc sống
- Phụ nữ - Trẻ em - Thanh niên - Người cao tuổi
- Phụ nữ và gia đình
- Quà tặng cuộc sống
- Quân đội nhân dân
- Quốc phòng toàn dân
- QĐND- An ninh - Biển đảo - Quốc phòng
- Sôi động cuối tuần
- Sẻ chia yêu thương
- Sức khỏe cho mọi người
- Thanh niên
- Thế giới tuổi teen
- Thể thao và cuộc sống
- Thời sự - Bình Thuận ngày mới - Bình Thuận Hội tụ xanh
- Thời sự tổng hợp
- Thủy sản
- Thủy sản - Tài nguyên - Công thương
- Tiếng Chăm
- Tiếng Chăm - Văn hóa - dân tộc miền núi
- Tiếp bước đến trường
- Trailer - giới thiệu chương trình - thông báo
- Tuần san văn hóa nghệ thuật
- Tài nguyên môi trường
- Tư vấn của Bác sĩ
- Tư vấn sức khỏe VOV Bacsi24
- Văn hóa Chăm
- Văn hóa giao thông
- Vấn đề quốc tế
- Âm nhạc và bạn
- Đảng trong cuộc sống
- Đọc truyện
- Lễ hội rước đèn Trung thu sẽ diễn ra lúc 17g30 ngày 28/9/2023 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành- Phan Thiết
- [8.2023] Đài PT - TH Bình Thuận thông báo tuyển dụng
- Trường Tình thương thông báo tuyển sinh năm học 2023 - 2024
- Lịch tiếp công dân tháng 8 của Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận
- Công ty cổ phần nước ION Mũi Né tuyển dụng
- Đài PT - TH Bình Thuận thông báo tuyển dụng
- Đơn đăng ký dự thi Người dẫn chương trình lần thứ 1/2022
- Tổ chức cuộc thi người dẫn chương trình năm 2022
- Kết quả thi vòng 1 kỳ thi tuyển công chức nhà nước năm 2022
- Thông báo kết quả kỳ thi xét tiếp nhận vào làm viên chức tại Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận
- THÔNG BÁO TUYỂN PHÁT THANH VIÊN TRUYỀN HÌNH
- Quyết định về việc phê duyệt danh sách thí sinh tham gia dự tuyển vào viên chức tại Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận
- Quyết định về việc Ban hành danh mục tài liệu ôn tập kỳ xét tuyển viên chức Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận
- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức ôn tập và phỏng vấn thí sinh đăng ký xét tuyển tại Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận
- Công văn công khai kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm máy tính bảng thuộc chương trình Sóng và máy tính cho em
- Đài PT - TH Bình Thuận thông báo tuyển nhận viên chức
- Lịch tiếp công dân tháng 3 - 2021 của Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận
- Thông báo số 1 - Hội thi tin học trẻ tỉnh Bình Thuận lần thứ XXII năm 2021
- Thông báo số 1 - Cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Ngôi sao biển Bình Thuận lần thứ III - năm 2021
- Thông báo về việc công nhận kết quả trúng tuyển viên chức tại Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận